Thứ Ba, 30 tháng 10, 2007

[English Version][Vietnamese Version]

ĐẾN NHÀ


Thật vui vì đợt này anh Tom có thể tham gia cùng tôi. Đây là một tuần khá đặc biệt vì tôi có dịp ăn sáng, ăn trưa và ăn tối cùng anh. Khi chúng tôi ở Mỹ, chúng tôi ai cũng mải miết với cuộc sống của mình, chẳng mấy khi có dịp ra ngoài ăn uống như thế này. Đây là lần đầu tiên tôi thật sự có dịp đi đây đó với anh trai mình. Thật sự là một tuần có ý nghĩa và tôi đã được tận hưởng từng khoảng khắc đó. Anh đi taxi cùng tôi ra khỏi Sài Gòn vào một buổi tối thứ 6. Trước đây tôi đã đi qua đoạn đường này nhiều lần nhưng lần này Tom chỉ rằng đây là con đường mà ngày xưa nhà chúng tôi đã ở đây. Vượt cầu theo hướng ra Quận 2, tôi không biết rằng mình đã đi ngang ngôi nhà cũ trước năm 1975. Anh tôi giải thích rằng đường xá đã được mở rộng và mọi vật đã thay đổi nhiều. Khi chúng tôi lướt qua hàng loạt ngôi nhà với những cánh cổng bằng sắt cạnh góc đường, anh chỉ vào ngôi nhà cũ của chúng tôi. Nó thật lạ với tôi nhưng với Tom nó tràn đầy những kỷ niệm khi anh nhớ lại. Đối với tôi, có một hồi ức rất mơ hồ nào đó, và sau khi chỉ ra được nhiều điều, nó tạo cho chúng tôi có cảm giác như đang ở nhà.


Chúng tôi tiếp tục tán gẫu bằng tiếng Anh bởi vì chúng tôi cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện bằng tiếng Anh dù đang ở VN. Tài xế taxi lái xe vào cổng chùa Diệu Giác với một chút khó khăn vì dường như có một vài đống cát và những thỏi gạch xây dựng. Chúng tôi chật vật vượt qua lối đi khi có tiếng nói bắt đầu lan đi giữa những cậu bé. Có tiếng bọn trẻ xì xào “Chú Sỹ”. Các cậu bé bắt đầu chạy theo xe taxi. Tài xế cho xe giảm tốc độ nhanh để tránh làm xây xát một cậu bé 5 tuổi. Tôi cảm giác rằng điều này làm cho tài xế ngạc nhiên bởi vì mặc dù cuộc nói chuyện của tôi với Tom đã vạch ra mục đích của chúng tôi tối nay, nhưng tất cả đều bằng tiếng Anh và do đó anh ta không hiểu những gì chúng tôi đang tiến hành. Sự ngạc nhiên đã chuyển thành nụ cười tươi khi anh ta biết cái hộp lớn chúng tôi mang theo chứa đầy đồ chơi. Sau đó anh ta hiểu ra tại sao hai anh em người Mỹ dám mạo hiểm đi ra vùng ngoại ô Sài Gòn.


Chuyến viếng thăm chùa Diệu Giác luôn là một chuyến về nhà tuyệt vời. Lòng nhiệt huyết của những đứa bé mong muốn được chăm sóc và yêu mến làm cho người ta thật cảm động. Tôi ẵm một và sau đó là hai bé 5 tuổi và ôm các em như thể tôi đã không gặp các em trong một thời gian dài. Thật sự đã 6 tháng kể từ lần viếng thăm gần đây nhất. Cậu bé mà tôi đã dạy tiếng Anh trong lần viếng thăm trước đã lớn hơn một cách khác lạ. Có một cảm giác khao khát khi các cậu bé chào tôi và gọi tôi là “Thầy”. Sự tôn trọng và ngưỡng mộ trong truyền thống văn hóa VN được thể hiện rõ. Bọn trẻ nói một cách trìu mến là tôi đã quên các em bởi vì đã lâu rồi tôi không đến thăm các em, nhưng tôi cảm thấy một nỗi buồn vu vơ nào đấy thể hiện trên khuôn mặt các em. Các em nhận ra rằng đây là một niềm vui sướng nhưng cũng biết rằng nó sẽ ngắn thôi.


Trong sự lộn xộn đó, Cô Bảo sắp xếp các bé thành những hàng dọc ở ngoài sân. Lần này tôi chỉ mang có một túi đựng đồ chơi. Tôi chắc rằng tôi không có đủ quà cho tất cả các em. Vào bữa tiệc sinh nhật gần đây nhất của mình, tôi đã có thể gom được nhiều đồ chơi cho các em. Trong sinh nhật, thay vì tặng quà, bạn bè lại gửi tới tôi những món đồ chơi cả mới lẫn cũ để tôi tặng lại cho bọn trẻ.Tôi cũng có kế hoạch đến thăm các trại trẻ khác ở Cần Thơ. Vì thế , tôi chỉ đem một nửa số quà trong hộp cho lần viếng thăm này. Anh Tom hỗ trợ việc phát quà. Các bé rất ngoan và lễ phép khoanh tay cúi đầu biết ơn khi nhận được quà. Tôi có cảm giác giống như bọn trẻ đang nhận những món quà vào buổi sáng Giáng Sinh, chỉ có điều khác ở đây là trong cái nóng nhiệt đới êm nhẹ Sài Gòn.

Sau khi đã thỏa thích với những món đồ chơi. Cô Bảo hỏi các em muốn xem phim hay không. Tất cả đều đồng thanh hưởng ứng. Ngày trước, chúng tôi từng xem bằng máy chiếu ở lầu 3 , đây là phòng học và tập thể dục. Phòng này rất thích hợp cho việc chiếu phim bằng máy chiếu. Tuy nhiên, nơi đây bây giờ là phòng sinh hoạt cho các em lớn. Do đó, chúng tôi đã dùng nhà ăn ở lầu một để chiếu. Chúng tôi kéo bàn ăn qua một bên để tạo phòng chiếu. Chỉ cần một bức tường, một sàn nhà cho các em ngồi và một ổ cám điện thì phòng ăn đã là nơi hoàn hảo để các em xem phim .


Chúng tôi chiếu phim hoạt hình Vịt Donald, Tom và Jerry, anh em Warner và phát kẹo cho các em ăn lúc xem phim. Bọn trẻ mải mê xem phim, cứ như đó cũng là những chiếc kẹo ngọt ngào của chúng vậy. Lúc nào cũng vậy, các em đều khoanh tay cúi đầu cảm ơn khi tôi phát kẹo và quà cho các em. Khi tôi ngồi xuống sàn thì hai bé 4 tuổi ngồi vào lòng tôi. Tôi như hòa mình cùng 50 em bé đáng yêu. Chúng tôi có những trận cười thật sảng khoái khi xem phim hoạt hình. Hai em học sinh cũ của tôi cũng đến tham gia. Bé Trinh rât tự hào kể cho chúng tôi nghe về thành tựu của bé trong đoàn xiếc biểu diễn ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Cô bé có những kỉ niệm rất ấm áp về chuyến đi Vũng Tàu vừa qua của chúng tôi. Tôi có cảm giác như mình là người lưu lạc xa nhà nay được trở về với gia đình. Tôi cảm thấy như đang đùa giỡn với các em trong gia đình khi tôi vuốt tóc em nhỏ ngồi trong lòng và nắm lấy các em lớn


Sau khi xem phim xong, cô Bảo dẫn tôi đến gặp các em mới vô trại. Đó là 1 bé trai chỉ dược vài ngày tuổi ,cô Bảo đã nhặt trước cổng chùa. Đứa bé rất gầy yếu vì chưa quen với việc uống sửa bột và chưa ăn nhiều được. Cậu bé đang ngủ trong nôi và chưa cảm nhận được tình cảm của mọi người. Các bé khác đi quanh quẩn đó, sơ và những tình nguyên viên luôn để mắt đến các em mới. Trại mồ côi là nơi đem đến tình thương cho những đứa bé bất hạnh thiếu tình thương của cha mẹ chúng. Tuy nơi đây không phải là một gia đình hạt nhân điển hình nhưng tất cả các bé đều dược yêu thương và chăm sóc như sống trong gia đình của mình vậy . Đây thực sự là một gia đình lớn.


Cô Bảo giúp tôi gọi taxi và tiễn chúng tôi ra cổng. Các em cũng đi theo sau. Chùa và trại mồ côi là nơi thân thương nhất đối với tôi tại Sài Gòn. Tôi sinh ra ở Sài Gòn và nhà tôi cũng ở đây nhưng sống và lớn lên ở Mỹ. Hình ảnh các em nhỏ ở trại mồ côi đã làm tôi thật xúc động. Một cảm giác rất lạ đối với tôi. Trong tôi có sự pha trộn những cảm xúc trái ngược, như vừa thuộc về nơi đây, lại như vừa ở tận bên trời Tây, đang ăn sâu vào tâm hồn tôi. Tôi ôm chặt cô Bảo cùng các em theo tiễn chúng tôi. Tuy chỉ có một buổi viếng thăm ngắn ngủi nhưng tôi luôn trân trọng gia đình này và luôn giữ mãi những hình ảnh đáng yêu đó trong trái tim tôi.



ĐÊM Ở SÀI GÒN



Vào buổi tối thứ sáu, cũng là đêm sau cùng chúng tôi ở lại Sài Gòn. Đường phố đông đúc, ồn ào cứ như thể tất cả mọi người ở đây đều đổ ra đường, cùng những chiếc xe máy, xe taxi. Tôi bắt một chiếc taxi và hòa vào đám đông. Tôi phải băng qua con phố này trước khi muốn qua Quận 2 để thăm các em nhỏ ở đó. Tôi đã hứa sẽ đem hình chúng tôi chụp ở vũng tàu cho mọi người xem.

Tôi dừng lại tại siêu thị gần văn phòng, nhờ Tuấn Anh, đồng nghiệp tôi mua bắp rang cùng với những bộ phim thiếu nhi. Những thứ này thật khó tìm ở Sài Gòn nên tôi đã đổi sang mua kẹo. Đi dọc “Siêu thị” tôi tìm thấy hàng dãy bánh kẹo. Đường Sài Gòn và những nhà hàng xóm giống như thế giới thứ ba đối với tôi, nhưng khi vào Siêu Thị này tôi cảm thấy như tôi đang ở Mỹ. Có nhiều loại kẹo que, tôi mua khoảng 5 túi kẹo để chia cho 100 em.

Chúng tôi vào chùa với tất cả những món quà đã được chuẩn bị như kẹo, máy chiếu phim, thú nhồi bông, tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho buổi viếng thăm. Thường lệ thì tôi được các em nhỏ khoảng 5 tuổi chào đón nhưng lần này thì các em lớn hơn chào đón tôi. Các em rất niềm nỡ cũng giống như lần được tham gia cùng chúng tôi đi vũng tàu

Các bé trai thấy túi nhựa tôi cầm trong tay vì thế các em chỉ và xin đồ chơi. Đó là những đồ chơi tôi quên đem theo tuần trước, chúng có ghi tên vì đó là những phần quà đặc biệt mà cha mẹ bảo trợ dành cho các em. Tôi cũng có một số thú nhồi bông, phần quà có ý nghĩa đối với các em. Tuy nhiên những chiếc xe điều khiễn từ xa thì hấp dẫn hơn vì tất cả các em đều ào tới cái giỏ. Tôi cố gắng nâng giỏ qua đầu các em nhưng các em vẫn ào tới. Có vẻ như tôi không giữ đươc trật tự , la rầy hay quản lý các em được nữa. Tôi quyết định né các em và bước lên bàn ăn để đứng cao hơn các em. Không chú ý đến nơi tôi đang đứng, tôi đứng lên và thấy các em kêu lên. Tôi chợt nhận ra có một cái quạt trần đang quay nhanh. Đứng trên bàn, đầu tôi có thể dễ dàng chạm tới những cánh quạt. Sau khi nhận thấy mối nguy hiểm, tôi bước xuống và nói với các em bằng giọng nói có thể tin tưởng nhất là những món quà này là dành cho các em đặc biệt do đó các em phải chờ. Các em đã hiểu được nên chúng tôi tiếp tục đi vào phòng chiếu phim.


Nigel đã chuẩn bị cả 1 đĩa DVD 4 giờ để chiếu tất cả phim hoạt hình cho các em thưởng thức. Bởi thế tôi không thê’ thiếu phần nội dung giải trí. Tuy nhiên cần phải có điện để có thể chiếu phim. Xem ra mỗi lối ra trong phòng đều có cầu chì kế cận lối ra. Khá hơn là có 1 hộp cầu chì trung tâm trong căn hộ. Những cầu chì này được đặt kế những ổ cắm điện. Vấn đề ở đây là tất cả cầu chì đều bị mất dây dẫn nên không có điện trong ổ cắm. Một trong những người làm việc ở chùa thấy sự khó khăn của tôi và đã tìm 1 cầu chì khác. Anh nhanh nhẹn đem tới 1 cầu chì chỉ trong vài phút. Chúng tôi đã có điện và chiếu những bộ phim hoạt hình trên bức tường xanh.


Thật vui sướng khi phát những cây kẹo mút cho các em đang nằm trên sàn nhà dưới các ánh đèn đã được tắt. Tất cả các em đều được dạy rất tốt vì khi được cho bất cứ thứ gì, mặc dù chỉ là những cây kẹo nhỏ, tất cả các em đều khoanh tay như thể là nhận được một thứ quý giá và các em cúi đầu với sự biết ơn khi nhận được kẹo. Tôi chưa bao giờ gặp những đứa trẻ ngoan như thế này.

Tôi ngồi giữa các em với những hình ảnh đầy màu sắc của thế giới hoạt hình. Các em thay phiên nhau đến và ngồi vào lòng tôi, tụ tập quanh tôi và cứ 1 em bước ra thì 1 em khác bước vào. Tôi cảm thấy mình giống như ông già noel nhưng thậm chí còn tuyệt vời hơn thế nữa. Tôi có nhiều đứa trẻ ngồi bên cạnh và cùng 1lúc hai đứa ngồi vào lòng tôi vừa ăn kẹo mút vừa xem phim

Cô Bảo dừng lại và nói với các em lớn rằng các em phải đến trường vào sáng thứ 7. Vì vậy các em phải hoàn tất bài tập về nhà của mình. Các em giải thích 1 cách bướng bỉnh là đã hoàn tất xong bài tập và do đó bọn chúng xứng đáng được vui chơi cùng những em nhỏ hơn

Khi tôi được hoà cùng các em tôi cảm thấy không có nơi nào khác tốt hơn nơi đây lúc này. Sau đó tôi cảm thấy một cái chạm nhẹ trên vai khi 1 trong số các em lớn ra hiệu cho tôi. Hai bé gái ra hiệu cho tôi theo hai em khi cả hai rời khỏi phòng. Tôi đặt đứa trẻ trong lòng tôi xuống và bước ra ngoài. Các em cầm 1 quyển sổ nhỏ trong tay và muốn cho tôi xem. Đó là những bức ảnh có giá trị được lưu giữ. Cuốn sổ khá cũ và có dán nhãn. Các em rất tự hào về nó khi cho tôi xem. Đây là cuốn album hình của các em. Nó là 1 cuốn ảnh gia đình nhưng trong trường hợp này không có cha mẹ mà chỉ có các em. Các em có cùng ngày sinh nhật vì mỗi em không biết chính xác ngày sinh của chính mình

Sau đó Liên Thu chỉ ngón tay của cô đến 1 em nhỏ đang chơi đùa trong hồ nước hay hồ bơi công cộng. Cô diễn tả rằng đây là hình ảnh khi cô còn nhỏ. Lớp nhựa tráng hình đã bị phai mờ và màu sắc đã kém phần rực rỡ tuy nhiên từ nụ cười hé nở trên khuôn mặt trong khi cô diễn tả có phần sống động, những hình ảnh này sẽ không bao giờ phai nhạt đối với các em. Những tấm hình về những niềm vui nhất và đông nhất này là những hình ảnh khi các em đi dã ngoại ở thôn quê. Một vài tấm dường như là ở công viên trong thành phố. Một số trong các em đã được đi biển trước đó. Tôi rất vui vì các em đã có cơ hội vui chơi bên ngoài và đã thật vui vẻ. Những tấm ảnh gần trang cuối trong album là những tấm ảnh đi chơi gần đây của chúng tôi và các em rất tự hào đưa tôi xem. Tôi thấy rất vui và vinh dự, thấy mình như là một phần trong cuộc sống các em, 1 phần trong gia đình các em, và hiện diện trong những ký ức các em trong cuốn ảnh.

Khi tôi nói chuyện với các em lớn về những hồi ức về gia đình qua những tấm ảnh, 1 cô bé mà các em gọi là “mập” giẫm lên chân tôi. Đó là một cô bé 4 tuổi, mập mạp đáng yêu như chính biệt hiệu đó. Tôi bế cô bé lên eo và tiếp tục trò chuyện với các em nhỏ. Chúng tôi nói về bạn trai mới của Liên Thu ở trường và kỳ nghỉ hè của Trinh. Thật là vui khi xua tan mọi trở ngại và cùng được chơi với các em

Khi tôi trở lại phòng chiếu phim, nhiều em vẫn dán mắt vào phim hoạt hình và ăn kẹo mút. Tôi đi mở thêm vài túi kẹo nữa. Không để tôi phải đi phát như lần đầu, các em đến chỗ tôi để lấy. Tôi phát hết kẹo cho các em và chúng tôi xem thêm 1 vài bộ phim nữa.

Tôi không nghĩ tới chuyện đi học vào thứ 7, nên đã chọn chiếu phim vào tối thứ 6. Chúng tôi thật sự đã ở lại khá trễ, tôi cảm thấy có lỗi bởi vì đây là lớp học đêm. Sau khi bộ phim hoạt hình Goofy kết thúc, tôi tắt đầu DVD và bật đèn lên

Tất cả các em nhanh nhẹn giúp tôi thu dọn đồ đạc, lấy giỏ và cho các đầu DVD vào đó. Chỉ vài phút, chúng tôi đã đóng gọn tất cả đồ đạc của buổi tối. Sau đó các em cùng tôi tay trong tay qua bậc thang đi ra cổng. Cô Bảo cũng ra tiễn tôi như thường lệ. Tất cả chúng tôi cùng chờ xe taxi đến. Buổi chia tay thật buồn vì các em biết tôi sẽ rời khỏi đây vào buổi sáng bằng máy bay. Trinh đùa rằng cô ấy sẽ trốn vào vali của tôi và đi cùng tôi đến Mỹ. Sau đó tôi tạm biệt cô Bảo và các em bằng những cái ôm chặt rồi bước vào taxi. Thật buồn khi ra đi nhưng tôi cảm thấy các em luôn ở bên tôi. Các em ở chùa Diệu Gíac sẽ luôn ở mãi trong tôi. Tôi cảm nhận rằng mặc dù ở bên kia trái đất với thời gian khác nhau, nhưng tôi không thể nào quên được những nụ cười và thời gian tuyệt vời mà tôi đã có với các em. Cô Bảo nhận xét rằng, tôi có một mối ràng buộc đặc biệt với các em, tôi nhả nhặn trả lời rằng, các em rất đáng yêu và bất cứ ai gặp các em cũng sẽ có cùng cảm giác. Tôi cảm nhận như vậy, tuy nhiên các em có 1 ấn tượng không thể phai mờ trong trái tim tôi và các em sẽ luôn cho tôi có được cảm giác thuơng yêu mà tôi không thể quên được.

Chuyến đi Vũng Tàu với các em

Cô Bảo đề nghị rằng chúng tôi không chiếu phim lúc này vì các em sẽ có một chuyến du lịch đặc biệt ở miền quê vào ngày hôm sau. Đây là chuyến du lịch dài theo kế hoạch, nhưng tôi thực sự rất vui vì cuối cùng đã biến nó thành sự thật. Chúng tôi đã có một đêm xem phim vào tối thứ bảy nhưng vào sáng sớm chủ nhật, tôi đã thức dậy lúc 5giờ để trở lại chùa một lần nữa. Công ty du lịch mà em họ tôi Hạnh Dung đã thuê thì rất đúng giờ bởi vì họ gọi cho tôi khoảng 5giờ 30 để chắc chắn là tôi đã thức dậy và chuẩn bị cho chuyến du lịch. Hạnh Dung không thể tham gia nhưng cô ấy rất tốt trong việc chuẩn bị xôi làm bữa ăn nhẹ cho các em và chuyển nó đến khách sạn tôi lúc 5 giờ 45 sáng trước khi tôi đến chùa. Đang đói nên tôi ăn xôi luôn trên đường đi.

Khi taxi tôi đến chùa, tất cả các em đã chuẩn bị sẵn sàng để đi. Tôi ngạc nhiên vì các em có thể dậy sớm đến thế vào sáng chủ nhật. Các em đầy hào hứng và nhiệt tình ca hát suốt 2 tiếng ruỡi trên đường đến Vũng Tàu. Đây được coi là bãi biễn gần nhất từ Sài gòn. Tuy nhiên điều kiện giao thông ở Việt Nam đã khiến chuyến đi kéo dài. Công ty du lịch tôi thuê có một tài xế và 3 người trợ giúp. Họ rất chu đáo trong việc tổ chức thi đấu ca hát cho các em. Các em sẽ lần lượt hát với giải thưởng cho người chiến thắng là những gói quà nhỏ. Mặc dù một lần chỉ có một em hát với một micro, nhưng họ chọn những bài hát thiếu nhi mà mọi người đều biết. Trên xe chỉ có tôi là không biết vì những điệu nhạc này dường như chúng chưa kịp khắc sâu vào thời niên thiếu của tôi trước khi tôi được lớn lên trong nền văn hoá Mỹ


Ngôi chùa có hơn hai trăm em nhưng tôi chỉ dẫn được 30 em. Cô Bảo nói với tôi rằng cô đã chọn các em có cách cư xử tốt nhất và lấy chuyến du lịch này làm sự khích lệ cho các em để các em tỏ thái độ tốt trong những tuần trước khi chuẩn bị cho chuyến du lịch. Cô Bảo đã chọn tốt vì các em đều là những thiên thần. Các em có cách cư xử tốt, những tâm hồn trẻ thơ ngây thơ, trong sáng mà tôi chưa từng có cảm giác dễ chịu thế này với bất cứ ai. Các em thay phiên nhau cầm micro hát những bài hát trên xe buýt.


Chúng tôi đến Bãi sau Vũng Tàu lúc 9 giờ sáng. Tôi sợ sự nhốn nháo làm thất lạc các em khi bước xuống xe buýt. Ngược lại, thật là một ngạc nhiên dễ chịu khi thấy các em xếp thành hai hàng dọc. Tất cả đều mặc đồng phục áo thun đỏ và đội nón vàng để giúp nhận ra nhau trong đoàn người trên biển. Tôi đã in một số mẫu giấy với số phone của tôi và địa chỉ chùa và dự định sẽ phát cho các em những mẫu giấy này nhưng việc kiểm soát các em như thế này quá ấn tượng nên tôi đã quyết định không dùng hình thức này bảo đảm cho sự an toàn của các em. Chúng tôi đếm từng hàng để chắc chắn là có đủ 30 em, và sau đó tiến hành sắp xếp đồ đạc đến khu vực nơi có những chiếc ghế đã đăng ký cho nhóm. Sau đó các em được hướng dẫn đến phòng tắm để thay đồ tắm. Hầu hết các em đều mặc quần short ngắn chỉ có một số thì mặc quần đùi. Ở Việt Nam thật hiếm thấy người ta mặc đồ tắm tắm biển. Các em, cả trai lẫn gái đều mặc những bộ quần áo bình thường để bơi. Aó thun đỏ và mũ lưỡi trai vàng là những đồng phục bơi của các em.


Tôi thay đồ tắm, bộ đồ mà tôi mua ở vũng tàu cách đây không lâu trong chuyến đi chơi cùng với nhóm nhân viên công ty lần trước. Tôi tham gia một cách hào hứng với các em trên biển, tay trong tay dưới nước. Khi bước qua chỗ cát nóng thì chúng tôi nắm tay nhau quơ lên, quơ xuống. Tôi cảm thấy thật thanh thản và hạnh phúc như một đứa trẻ, giống như một trong số các em.


Các em yêu biển nhưng không ai trong các em biết bơi. Quả là một nhiệm vụ khó khăn vì tôi phải để mắt đến tất cả các em để chắc chắn không có sự nguy hiểm nào hoặc bất cứ rắc rối nào dưới nước. Tôi biết các em chỉ được đi biển một lần đến Phan thiết nên việc thiếu kinh nghiệm về hồ bơi và biển đã gây khó khăn cho việc hướng dẫn bơi lội cho các em


Việc thiếu kỹ năng bơi lội đã không thể ngăn cản các em đi sâu xuống nước và có thời gian tuyệt vời. Các em ngồi lại với nhau trên bờ trong nhóm với các em nhỏ hơn trong khi những em lớn mạo hiểm đi xuống nước, chỗ mà nước dâng đến cỗ chúng. Các em lớn đều gọi tôi là “thầy”. Các em nhỏ cũng bắt chước và gọi tôi với danh hiệu đáng kính này. Một trong những đứa 7 tuổi hỏi tại sao tôi thích gọi là thầy, dễ hiểu là vì tôi đã dạy tiếng anh cho các em trong thời gian qua


Chúng tôi chơi đùa dưới nước cho đến trưa. Tôi biết tôi sẽ gặp rắc rối vì ánh nắng vũng tàu mà kem chống nắng tôi thoa đã bị trôi hết bởi nước biển. Da tôi bị rám nắng thấy rõ. Tôi đã chìm đắm trong những tâm hồn vô tư thanh thản của trẻ thơ mà quên chú ý đến da tôi bị đỏ. Mặc dù tôi có ít giờ giảng dạy tiếng anh và xem phim với những em này, nhưng đây là trải nghiệm đầu tiên mà tất cả chúng tôi có được thời gian hạnh phúc với nhau. Thật là tuyệt vời.


Chúng tôi tắm xong và đến nhà hàng gần bãi biển. Lúc đó có 1 đám cưới cũng được tổ chức trong khu vực yến tiệc của nhà hàng nhưng tất cả chúng tôi đều ngồi ngoài ban công nơi mà chúng tôi có thể nhìn thấy cảnh biển và tiệc cưới đang được tổ chức. Các em bị lôi cuốn bởi tiệc cưới và những nghi thức của buổi lễ cứ như là buổi biễu diễn opera chiếu trên tivi.


Sau bữa ăn, các em quá no đến nỗi không thể đi bơi vì vậy một nhóm khoảng 6 người chúng tôi đi bộ trên biển. Chúng tôi nắm tay nhau dạo dọc bờ biển. Các em tiếp tục với những câu hỏi tôi có gia đình và có con chưa. Nghe có vẻ hơi riêng tư nhưng tôi nghĩ văn hoá Việt Nam đó là chuyện bình thường và tự nhiên đối với các em khi hỏi về điều này. Các em rất ngạc nhiên bởi sự thật là tôi đã 40 tuổi mà chưa có con. Thật là ngược đời những điều mà chúng không thể hiểu được. Tôi nhận ra rằng đối với xã hội Việt Nam tôi là 1 người khác thường và do đó các em cảm nhận tôi như 1 người đến từ hành tinh khác.


Các em muốn đắm mình dưới ánh nắng mặt trời và bơi lội dưới biển. Các bé trai tát nước lên bờ khi chúng tôi đi dạo đến. Trò này trở thành hoạt động vui nhộn mà cả nhóm đều bị ướt kể cả tôi. Tôi cảm thấy mệt nên nằm xuống bờ biển nơi cát ẩm ướt làm tôi cảm thấy dễ chịu. Tôi giật mình khi nhận ra một đống cát ướt đè lên tôi, và một loáng sau đã bị “chôn” dưới cát. Bọn trẻ sáng tạo làm nên những tòa lâu đài và những nhân vật bằng đất phía trên tôi. Thật khó thở với một đống cát lớn bao phủ cả người tôi ngoại trừ chừa cái mặt để tôi thở. Tôi bị ngứa mặt nhưng nhận ra rằng lúc đó tôi không có cách nào để cựa quậy với bàn tay đã bị chôn vùi dưới cát. Có 1 ít sợ hãi nhưng tôi cảm thấy hoàn toàn yên tâm dưới những bàn tay nhỏ bé dễ thương đã “chôn” tôi thành “ngôi mộ cát”.


Kế hoạch là chúng tôi rời khỏi đây lúc 2giờ. Tôi đùa nói rằng đó là lúc 2 giờ sáng và chúng tôi sẽ ở đây lâu hơn. Các em cũng lưỡng lự và đi rửa chân. Chúng tôi đã ăn xôi mà Hạnh Dung đã mua. Mặc dù chỉ có vài giờ để chơi vào buổi trưa nhưng bơi lội và các hoạt động dưới biển dường như làm cho các em say mê cực độ. Chúng tôi đếm lại lần cuối trong hai hàng dọc tương tự lúc bắt đầu. Tất cả đã đủ nên chúng tôi đi từ từ lên xe buýt.

Nhóm hướng dẫn viên bắt đầu trò chơi mới trên xe, trò chơi này các em phải đoán. Đó là một trò chơi đáng yêu mà các em lớn rất say mê. Có một số bài hát nhưng tâm trạng không giống những bài lúc sáng. Một đĩa phim được chiếu vào thời gian còn lại của chuyến đi. Khi tôi bước lên xe, 1 em nhỏ 7 tuổi nắm tay tôi và đề nghị ngồi gần cô bé. Cô bé thật dễ thương và tôi không thể tỏ thái độ từ chối. Trong chuyến đi, một cô bé khác, cô bé bơi cùng chúng tôi di chuyển đến chỗ tôi và tôi có hai em bé dễ thương ngồi bên. Tôi cảm thấy như tôi là “người cha” hạnh phúc nhất trên thế giới

Chúng tôi dừng nghỉ ở 1 nơi có nhiều người bán đồ dọc đường. Tôi dắt chúng đi bộ qua quầy hàng lưu niệm. Có những chiếc xe buýt của những nhóm du lịch khác cũng dừng lại ở đây. Tôi mua cho các em ít kẹo, bánh mì, và nước uống . Một cảnh quảng cáo đã lôi kéo các em để mắt đến cửa hàng kem. Các em muốn ăn kem nên tôi hỏi có ai muốn ăn kem. Tất cả đều giơ tay một cách hào hứng. Tôi đi bộ qua đó cùng 1 nhóm nhỏ những em bé khoảng 10 tuổi để mua kem. Gía 4000 đồng 1 cây kem. Với tôi thì không sao, nhưng các em bảo tôi đừng mua vì hơi đắt . Cả bọn không cho tôi trả tiền mua kem. Tôi nài nỉ nhưng các em không chịu với lý do là chúng tôi đã có nước uống trên xe. Các em thể hiện sự biết ơn về những gì hôm nay có được và các em không muốn tôi cảm nhận rằng các em lợi dụng sự hào phóng của tôi.

Trời cũng đã tối và chuyến đi của chúng tôi cũng sắp kết thúc. Tâm trạng chúng tôi cũng trở nên buồn. Một bé gái tên Trinh đến nói nhỏ vào tai tôi. Cô bé đề nghị tôi ngồi cùng cô bé. Tôi vui vẻ đến và cô bé muốn thổ lộ điều gì đó nhưng có chút e ngại. Sau đó cô bé lại nói là cô không thể nói tôi nghe được. Sự tò mò làm tôi nan nỉ cô bé nói. Cô bé ngượng ngùng nhìn xuống đất và nói em không vui. Tôi hỏi em tại sao. Tôi nói đây có phải là một ngày đặc biệt và vui nhất mà em có được không. Em gật đầu và nói đây là một trong những ngày đẹp nhất mà em có thể nhớ. Em buồn vì nó sắp kết thúc. Em không muốn trở về mà chỉ muốn quay trở lại vũng tàu với tôi. Thật đáng yêu làm sao. Tôi cố gắng an ủi em bằng cách nói rằng chúng ta sẽ có nhiều cơ hội khác. Cô bé vẫn ủ rũ như người vô hồn. Tôi cầm tay cô bé và nói rằng chúng ta sẽ nhớ mãi thời gian này và tôi sẽ luôn giữ mãi thời gian vui vẻ này. Em bắt đầu nói với tôi là em không hạnh phúc, điều đó làm em rất buồn vì em không người nào chăm sóc. Em nói, em không tin bản thân, và cô đơn. Tôi ngạc nhiên vì cả một thế giới đau khổ đang đè nặng lên một đứa trẻ nhỏ. Em nắm chặt tay tôi và không muốn rời đi và em muốn giấu đi khuôn mặt bởi vì em đang khóc. Tôi hứa rằng tôi sẽ ghé thăm và chúng ta sẽ có nhiều chuyến du lịch vui hơn. Cô bé cố gắng mỉm cười nhưng tôi vẫn nhận thấy nỗi buồn trong em.

Cô bé nói rằng mặc dù chỉ mới quen biết tôi, nhưng tôi đã thật sự quan tâm chăm sóc cô bé. Tôi đáp lại rằng việc nhìn thấy niềm vui của cô bé và các em là món quà kỳ diệu nhất mà tôi có được và đây cũng là một trong những chuyến đi đặc biệt và đáng nhớ của tôi. Chúng tôi ngồi đó và không ai nói với nhau lời nào nhưng giữa chúng tôi dường như có một sự ràng buộc nào đó. Khi xe buýt tới trạm, cô bé không muốn bước xuống và cũng không muốn buông tay tôi. Tôi cố gắng khuyên cô bé rằng Cô Bảo đang đợi và sẽ rất lo lắng nếu em không quay lại. Em miễn cưỡng bước xuống và nói đùa rằng không phải trạm này, đây không phải nhà cô bé và cô bé muốn đi cùng tôi. Em biết rằng đó chỉ là lời đùa vui nên sau đó tiếp tục đi với các em nhỏ khác. Tất cả đều buồn rười rượi và gắng gượng vẫy tay chào tạm biệt. Trinh và bọn trẻ đã làm tôi thật sự cảm động trong chuyến đi. Bọn trẻ đã làm cho mọi vật xung quanh trở nên ấm áp và đáng yêu. Chúng đã tìm thấy niềm vui trong mọi thứ. Nhưng đồng thời chúng cũng cảm thấy trống rỗng và mất mát. Tôi không có con và bọn trẻ thật sự đã cuốn hút tôi. Trong ngày hôm đó tôi thật sự cảm động. Tôi quyết phải tới thăm bọn trẻ một lần nữa trước khi tôi trở về Mỹ.

Bọn trẻ đã mượn máy chụp ảnh của tôi để chụp hình trong ngày hôm ấy. Bạn có thể xem những bức ảnh về các em khi click vào đây here

Đó là tối thứ bảy và tôi vừa làm xong việc với những nhân viên trong nhóm tôi. Đây là một đêm đặc biệt với tôi vì tơi có thể gặp các em ở chùa Diệu Gíac. Tôi đã chờ đến ngày để gặp các em nhưng cô Bảo đề nghị tôi chờ đến cuối tuần vì những ngày khác các em đi học nên cuối tuần thì chắc chắn tôi sẽ gặp được nhiều em. Do đó tôi đã đón taxi từ văn phòng tôi ở quận 10 đến chùa ở quận 2. Nhân viên tôi, Nhi, Quỳnh và Minh cũng đi cùng để phát quà cho các em. Ray là Việt Kiều đến từ San Jose cũng muốn tham gia cùng chúng tôi. Việc hơi tụ này thật tuyệt vời

Khi taxi đến chùa Diệu Gíac, cổng chùa đ đóng cửa. Tôi bước ra tìm cơ Bảo để xin phép vào. Một trong số những cậu bé khoảng 6 tuổi nhận ra tôi và gọi lớn “chú Sỹ” và tôi có cảm giác như đang về đến nhà. Mặc dù tôi sinh ra ở Sài Gịn v cĩ tình cảm gắn bĩ với nơi đây, nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy nó giống như nhà mình. Đây là nơi tuyệt vời để đến tham quan và kinh doanh nhưng nó vẫn khác biệt và xa lạ với một người đ từng lớn ln ở Mỹ như tôi. Một cảm giác được chào đón ấm áp nhất khi một cậu bé gọi “chú Sỹ” và một đứa khác và những đứa khác nữa gọi “chú Sỹ”. Khi cửa cổng mở, tôi ẩm các cậu bé lên tay và ôm chúng khi hướng dẫn taxi chạy vào trong. Cả nơi này dường như sinh động với sự trở lại của tôi.

Các em có nhiều điều tò mò về nhiều câu hỏi muốn hỏi chúng tôi. Tất cả đều hỏi một lượt. Xe taxi có phải của tôi? Làm sao tôi đến được đây? Khi nào tôi về Sài Gòn? Tôi sẽ ở đây bao lâu? Tối nay chúng tôi có chiếu phim không? Đó là những câu hỏi làm chúng tôi cảm thấy vui và ấm áp. Tôi có thể nói, mặc dù có một số câu vô lý nhưng tôi vẫn cố gắng trả lời để thể hiện tình cảm của tôi chia sẽ với sự nhiệt tình mà các em đã dành cho chúng tôi

Ray và vài người bạn anh cũng vừa đến. Anh cùng tôi phát quà cho các em. Anh mang theo những hộp đồ chơi và kẹo. Ray chú ý đến cách tôi phát quà và cũng theo vậy phát cho các em. Anh nói rằng anh sẽ theo cách phát quà của tôi để chia quà cho các em nhưng cách này chỉ tuyệt vời khi phân phát cho nhóm khoảng 100 em. Tôi đã làm như thể tôi biết những gì tôi đang làm và đó sẽ là cách hay nhất, nhưng thật sự, nó luôn lộn xộn. Chúng tôi chỉ đến chỗ ngồi của chúng tôi rồi cố gắng tìm cách tốt nhất để bảo đảm là tất cả các em đều nhận được quà.


Các em nhỏ đứng xếp thành hàng nam nữ riêng biệt. Những em lớn đứng phía sau vì các em muốn em trai và em gái mình nhận được quà trước. Mặc dù không cùng chung huyết thống, nhưng ở đây các em có một sự gắn bó rất nhiều và đây là gia đình lớn của các em. Chúng tôi đặt các hộp đồ chơi xuống sân và phân phát búp bê cho các bé gái, và xe hơi cho các bé trai. Tôi đùa với cô Bảo là chúng ta nên đổi để các bé trai chơi búp bê còn bé gái thì chơi xe hơi. Tuy nhiên qua ánh mắt tôi có thể thấy được các em rất muốn nhận được những món quà thích hợp với mình.

Bữa ăn tối trước chuyến đi, mẹ và những người bạn tôi gửi rất nhiều quà cho các em. Những người bạn không có mặt hôm đó thì gửi nhiều đồ chơi mà các em thích tại văn phòng tôi.

Sau đó chúng tôi đi lên lầu 3 để xem phim tối nay. Người cộng sự của tôi Nigel là một người hâm mộ phim đã chuẩn bị một buổi chiếu đặc biệt cho các em lần này. Đó là một loạt phim hoạt hình cổ điển của hãng hoạt hình Disney từ buổi ban đầu như các nhân vật Tom và Jerry, vịt Donald và nhân vật Goofy. Có nhiều cảnh khôi hài vì thế việc thiếu vốn tiếng Anh không phải là sự đòi hỏi đầu tiên đối với việc thưởng thức sự hài hước và những hình ảnh bắt mắt. Tất cả các bé ngồi trên sàn nhà và một cậu bé nhỏ đã bò lên đùi tôi và chúng tôi có một thời gian xem phim thật tuyệt vời. Tôi đã có một khoảng thời gian của đời mình hòa mình cùng tâm hồn các em. Chuyến viếng thăm chùa Diệu Giác luôn là điểm nhấn trong chuyến đi của tôi và lần này cũng không ngoại lệ. Tôi chưa từng có thời gian tuyệt vời như thề này bởi vì mỗi lần tôi đến thăm các em, tôi có cảm giác như tôi đang ở thiên đàng.


Viếng thăm chùa Diệu Gíac

Tôi liên lạc với anh Thọ tại nhà ăn qua điện thoại để lấy địa chỉ của chùa Diệu Giác. Anh gửi cho tôi tin nhắn về thông tin đó vì thế tôi có thể chỉ cho anh tài xế mà không bị mất những chi tiết trong khi chuyển ngữ. Đã năm tháng rồi kể từ khi tôi trở lại và tôi rất hào hứng gặp lại các em. Ngôi chùa mà các em được chăm sóc thì không có gì ấn tượng, nhưng có cái gì đó rất đặc biệt ở nơi này. Tôi nhớ sự hừng hực, lòng nhiệt huyết của tất cả các em.




Tài xế taxi giúp tôi mang túi đựng quà qua cổng chùa. Anh Thơ chào đón tôi và cho tôi biết cả chị Liên và anh Thảo cùng có mặt ở đây. Những người này là những thành viên chủ chốt của tổ chức VNHELP cho quá trình hoạt động ở VN. Họ cũng đi cùng với một nhóm người quay phim để làm phim về các em trong một phần của chương trình phim tài liệu về việc bảo trợ trẻ em. Chương trình bảo trợ này đã bắt đầu gần đây và cha mẹ đỡ đầu sẽ tới thăm các em. Phim tài liệu này sẽ ghi lại một số hình ảnh trong khoảnh khắc này.



Chị Liên và anh Thảo chào đón tôi cùng với một ni cô người đã ở đây để chăm sóc các em. Có nhiều khuôn mặt thân quen nhưng cũng có một số gương mặt mới. Tôi có mang theo những món quà từ cha mẹ đỡ đầu các em gửi và một kịch bản để chiếu đoạn phim tài liệu. Khá là ngạc nhiên bởi vì đạo diễn yêu cầu tôi mang túi đồ ra và diễn lại cảnh mang túi đồ và bước vào. Lần này có sự phô trương rõ ràng hơn của đoàn VNHelp cùng với việc đưa đến những món quà. Tôi đã lấy một số món quà nặng ra khỏi hộp khi diễn cảnh cho khỏi nặng. Cố gắng làm phần việc của mình, chúng tôi đặt gói quà trên xe gắn máy và đẩy nó vào trong trong khi được chỉ dẫn đến nơi đứng để phát huy tối đa hiệu quả của ánh đèn và bối cảnh.


Có 3 em bé có quà từ cha me đỡ đầụ các em. Những món quà gồm có kẹo M&M và đồng hồ đeo tay cùng với 1 lá thư riêng cho mỗi em, các em khoảng 6 tuổi. Tôi cũng mang theo một số món quà gồm quần áo và đồ chơi mà mấy người bạn tôi gửi. Tôi học được 1 điều là quần áo cũng có thể phải xem lại vì nó đòi hỏi phải vừa kích cỡ với các em. Cô Bảo, một trong những sư cô đứng đầu ở chùa hỗ trợ tôi phân phát quần áo


Kế hoạch là trước tiên chúng tôi gửi những phần quà từ cha mẹ đỡ đầu đến các em được đỡ đầu trước khi phân phát những phần còn lại. Trong khi chờ đợi, đội quay phim chiếu những chương trình huấn luyện mà các em lớn đã tham gia. Chương trình này bao gồm phần vẽ và biểu diễn nghệ thuật. Tôi cũng theo dõi để xem tất cả những điều thú vị đang chiếu.


Trong khi đi lang thang ngoài sân, hai bé gái nhỏ đã nhớ tôi là người từng viếng thăm trước đó. Hai bé rất hứng thú với máy quay khi tôi cho các em xem những tấm hình mà tôi đã chụp cho các em. Các em tranh nhau xem hình và cũng yêu cầu tôi “ẵm” các em. Tôi đã may mắn được ẵm hai em nhỏ dễ thương nhất. Điều ngạc nhiên là hầu hết các em đều mong đợi và khao khát được yêu mến. Tôi gọi các bé trai mà tôi gặp lần viếng thăm trước lại. Thật sự lòng tôi cảm thấy ấm áp khi được đón nhận tình cảm từ các em.


Chúng tôi tiếp tục quay 1 cuộc phỏng vấn về 3 em nhỏ đã được chọn. Tôi chuyển micro và chúng tôi ôn lại bản nháp mà chị Thu đã gửi cho chúng tôi từ tổ chức gíup đỡ người Việt Nam (VNHelp) ở San Jose. Tôi đã hỏi tên các em, tuổi và tên cha mẹ đỡ đầu các em. Chúng tôi tập lại 1 đoạn ngắn trước khi bắt đầu quay và mọi thứ diễn ra khá trôi chảy. Các em khác và những thành viên khác trong tổ chức (VNHelp) vây quanh chúng tôi. Ánh đèn đỏ chiếu sáng và tôi bắt đầu câu hỏi. Tôi cố gắng đặt micro gần miệng các em vì các em rất nhát và nói nhỏ. Tôi cố gắng nhẹ nhàng lặp lại câu hỏi để có được câu trả lời rõ ràng hơn. Tôi không được may mắn lắm. Người quay phim lắc đầu ra hiệu là lần này không tốt. Anh lấy micro lại và đề nghị rằng chúng ta hãy thay đổi vì anh không thể có được những lời nói hữu ích từ cuộc phỏng vấn. Chúng tôi cố gắng làm lại lần nữa với sự sắp xếp những chỗ ngồi khác nhau. Những thành viên trong đội (VNHelp) hướng dẫn các em bằng cách nhắc nhở những gì các em nên nói về tên, tuổi và tên cha mẹ các em. Thậm chí nên nói những gì để diễn tả sự cảm ơn của các em. Nhưng buổi quay cũng không tốt lắm. Người quay phim không cho tôi giữ micro lâu. Và đề nghị thử phỏng vấn các em lớn. Tôi đã cảm thấy thất vọng. Không phải do các em mà là do tôi không có khả năng làm cho các em cảm thấy thoải mái khi nói chuyện. Tôi cảm thấy như tôi đã thất bại 1 dự án.


Chúng tôi không sử dụng micro nữa và các em ngồi trong lòng tôi khi chúng tôi cố gắng làm lại. Lần này có nhiều câu trả lời hơn nhưng cũng không khá lắm, biểu diễn Oscar là đội đang hy vọng vì ít nhất cũng có em nói được nhiều từ. Tôi không chắc lắm nếu như nội dung có thể được sử dụng nhưng có lẻ có nhiều giá trị để thực tập


Sau khi phát đồ chơi xong chúng tôi phát kẹo M&M cho các em. Một số em hứng thú với những bánh xe hơi nhỏ trong khi các em khác thì hào hứng với phần quà chocola. Các em tỏ thái độ rất biết ơn khi nhận được quà. Đó là những món quà các em thích. Sau đó tôi chỉ cô Bảo cái hộp quần áo mà bạn tôi gửi. Cô Bảo có thể lựa chọn từng bộ cho từng em một. Và cô có thể mặc thử cho các em ngay đó. Thật là dễ thương và đáng yêu. Có nhiều áo thích hợp cho mùa ấm nhưng có lẽ không thể mặc được vào giữa mùa hè ở Việt Nam.


Rõ ràng có một sức sống đặc biệt tại chùa Diệu Giác. Mọi thứ đều cũ và xuống cấp. Sân chơi bị lầy vì mưa và không có thứ gì thật sự thu hút ở đây. Nhưng sức sống và những niềm vui của các em rất có sức truyền cảm. Tình cảm của các em cũng làm ấm lòng tôi. Cô Bảo đi bộ ra ngoài với tôi và cảm ơn tôi vì đã dành thời gian trong chuyến viếng thăm Việt Nam để thăm các em. Tôi nói với cô rằng trong một vài ngày ở Việt Nam, thời gian hạnh phúc và vui sướng nhất với tôi là trải qua thời gian ở đây tại chùa Dieu Giac.


Bài học với những người bạn.

Lớp học ngày Thứ Ba có vài rắc rối. Các em dường như không theo khoá mà tôi đã sắp xếp.Tôi đã in một số tài liệu phần mềm mà tôi sẽ trình bày. Tôi sẽ bắt đầu với một vài từ ngữ trò chơi vui nhộn và sau đó tiếp tục một vài bài đọc. Khi tôi đang giúp một em, các em khác, em thì đang mở nhạc, em thì nói chuyện trên mạng hay chơi các trò chơi trên mạng mà không liên quan gì tới Tiếng Anh. Tôi cảm thấy rằng sự quan tâm của các em không thực sự để học tiếng Anh mà là để chơi trên mạng như thể đây là một quán càphê Internet. Trong khi tôi tắt yahoo messenger và tắt các trò chơi, các em khác bắt đầu nghe nhạc sau lưng tôi. Một số em mở nhạc tiếng Anh nhưng đó không phải là điều tôi xếp đặt. Tôi đã phải cố gắng rất nhiều với bọn trẻ trong ngày hôm đó.

Vào thứ năm, tôi có một kế hoạch khác. Tôi sử dụng máy chiếu và đĩa DVD. Tôi chiếu cho các em xem bộ phim Friends – series phim truyền hình nổi tiếng ở Mỹ - với tựa đề tiếng Anh. Sau đó tôi yêu cầu các em viết những gì các em nghe. Vài em nhanh trí, nhưng tất cả các em đều cố gắng trong lần này. Sau một lúc tôi trở lại phần đầu và yêu cầu các em đọc lớn với nhau. Cách này giúp theo sát các em. Tôi nhấn mạnh vào cách phát âm mà các diễn viên Joeye hoặc Mornia đang thực hiện. Sau 1 vòng thực tập từng căp, tôi yêu cầu mỗi em tự đọc mỗi dòng theo sau diễn viên. Sau đó tôi bắt các em đứng dậy sử dụng tay và những cử chỉ để diễn tả những từ mà diễn viên nói trên màn hình. Nhiều em làm đúng phần này. Những em gặp khó khăn lại là những em tập luyện nhiệt tình nhất. Các em nhát thì gặp khó khăn nhiều nhưng các em đã cố gắng với tất cả khả năng của mình để đọc các từ và đã có thể phát âm đúng âm nhấn của từ. Vì bài học có nhiều hoạt động nhóm nên tôi chú ý đến cách quản lý phòng học về sự mạch lạc, ít lời chào như ngày thứ ba. Lần thực hành này thì tốt. Tôi nghĩ óc khôi hài là l điều kiện tôt để dạy ngoại ngữ cho các em. Tôi chọn những hình ảnh không quá đặc sắc. Tôi sẽ cố gắng thử nghiệm này cho lần sau. Tính phổ thông của bộ phim đã khiến các em tiếp cận dễ dàng. Nhiều em không thích baì tập ngữ pháp mà chúng tôi thực hành ngữ pháp trước nên các em chán. Đến môn nói thì có vẻ hứng thú vì các em sẵn sàng để học môn nói. Phần này vui và cũng thử thách. Vì các em phải đứng trước lớp nói, nên phần này tạo không khí năng động trong lớp học.


Cái đêm trước khi máy bay tôi đến Việt Nam, tôi đã cố gắng nhét hàng trăm thú nhồi bông trong hai cái hộp đã chuẩn bị cho chuyến bay. Chúng chứa nhiều không khí, chiếm nhiều chỗ, nên tôi đã sử dụng bơm hút chân không để hút khí ra. Trong khi cố gắng ấn đầu gối vào con gấu để hút không khí, tôi nghe một âm thanh đâu đó xa xôi. Ồ, hóa ra là từ lũ gấu bông này. Như thể chúng còn sống và không thích ở trong cái hộp nhỏ. Chỉ mình tôi trong căn phòng và nghe những âm thanh này. Tôi cố gắng hết khả năng giữ an toàn và nguyên vẹn cho những con thú nhồi bông này trong cuộc hành trình của chúng tôi.



Bạn chị tôi thật rộng lượng đã tặng thú nhồi bông cho các em. Cùng với thú nhồi bông là hơn 50 cuốn video. Chúng tôi đến cổng trại trẻ mồ côi với hai hộp quà thật lớn. Tôi hỏi cô Bảo ai là người chăm coi các em ở đây. Các bé trai nhìn thấy tôi, chúng chạy ra và hào hứng xem những chiếc hộp đồ chơi. Các em nhớ tên tôi và tất cả chạy ra chào đón một cách thích thú. Đầu video làm cho chiếc hộp khá nặng nên các bé giúp tôi khiêng nó vào trong. Tôi không mở băng casset vì nó rất dễ mở. Các bé trai rất hào hứng nhìn xem cái gì bên trong đó vì vậy tôi nói với các em chúng là những món quà bí mật sẽ được phát sau. Dường như các em cảm thấy tò mò nên tôi đã chồng những cái hộp này lên cao để các em không nhìn được bên trong nó chứa gì.



Tôi đến vào lúc cô Bảo hướng dẫn các em ăn tối. Trước bữa cơm, các em được hướng dẫn chào đón và cảm ơn khách và tất cả các em đều hát bài thánh ca chung với nhau, bài hát thật cảm động lòng người. Các em phải được dạy về điều này vì nhiều em còn rất nhỏ. Tôi ngồi chờ bên ngòai khi các em ăn, cô Bảo đưa tôi và các em nhỏ ra ngoài chơi. Có một em bé mới được 1 tuổi. Dường như là mới nhận. Cũng có những người giúp việc nữ phụ giúp chăm sóc các em nhỏ nhất. Họ không mặc đồ tu viện và không cạo đầu như cô Bảo. Họ là những người tình nguyện làm điều tốt vì có nhiều trẻ em và rất nhiều các em trưởng thành cần sự giám sát của họ.



Sau khi các em ăn xong, chúng ra ngoài và níu lấy tôi và tôi không thể cưỡng lại được việc bế các em. Cô Bảo nói tôi đừng bế chúng vì nếu không, tất cả đều muốn được như vậy. Tôi dường như không chú ý đến lời đề nghị vì tôi cố gắng ẵm đến hai hoặc ba em cùng lúc. Tôi đu đưa các em trai trên tay và điều đó làm chúng tôi cảm thấy vui.



Cô Bảo bắt các em ngồi xuống thành hàng như lúc chúng tôi phát quà cho các em. Nhẩm đếm, tôi đoán chúng ta không có đủ thú nhồi bông cho tất cả. Các em nhỏ ngồi phía trước vì tôi nói rằng các em lớn hơn sẽ thông cảm nếu như các em không nhận được quà. Các em nhỏ không thể phân biệt được giữa kích cỡ các con thú và con thú đó loại gì. Các bé trai 7 tuổi hoặc lớn hơn 1 chút rất say mê mặc dù có một số lắc đầu khi tôi đưa chúng một con thú nhỏ hoặc con mà chúng không thích. Tôi đưa qua cho đứa kế tiếp, nhưng hầu hết các em rất vui và thích con thú mà chúng nhận được. Các em gật đầu rất tôn trọng và sau đó lập tức vui chơi với người bạn mới.



Các em rất hào hứng xem phim vì đó là những điều mà chúng tôi đã làm trước đó. Các em thúc giục nên dẫn chúng tôi hướng đến phòng lớn trên lầu. Chúng tôi bắt đầu xem bộ phim Finding Nemo, 1 bộ phim đầy sôi nổi về tên một chú cá là Nemo. Mặc dù hình ảnh rất lôi cuốn, nhưng nội dung quá phức tạp đối với hầu hết các em đặc biệt là rào cản ngôn ngữ nên các em cứ bám lấy tôi khi xem. Các em cũng ngồi vào lòng tôi hoặc ôm tôi từ đắng sau hay bên cạnh. Tôi chưa bao giờ cảm thấy được nhiều sự chào đón và nhiều tình cảm dành cho tôi như vậy. Hết phim, bọn trẻ lại yêu cầu tôi chiếu phim khác. Sau đó tôi tiếp tục chiếu bộ phim về thời kỳ Băng hà. Một bộ phim hoạt hình về cuộc hành trình của 1 nhóm các con vật trong suốt độ tuổi tiến hóa của chúng. Các em rất thích bộ phim này. Các em rất tò mò và hỏi nhiều câu hỏi. Ví dụ là tại sao gấu đã chết rồi mà sao lại sống dậy?



Khi bộ phim kết thúc một em bé gái nhỏ hỏi khi nào tôi sẽ trở lại. Cô bé muốn tôi ở lại và nói rằng sẽ dành một nơi cho tôi ngủ nếu tôi ở lại. Tôi nói rằng, tôi sẽ trở lại sớm và chúng tôi sẽ có những bộ phim khác. Một số các em theo tôi ra ngoài trước với cô Bảo khi chúng tôi chờ taxi. Có hai em bé gái sinh đôi đáng yêu 8 tuổi, các em đối xử rất tốt và dường như thích gần tôi cho đến khi tôi vào taxi. Tất cả các em rất đặc biệt. Tất cả đều tự lập và yêu các em nhỏ. Điều này luôn ghi khắc trong tôi.


Qùa cho các em































Để cảm ơn, tôi đã yêu cầu anh trai và chị gái tôi thu thập bất cứ những đồ chơi mà họ để quanh nhà, những đồ chơi mà cháu tôi không chơi nữa. Tôi sẽ lên kế hoạch mang nó đến Việt Nam. Tổng cộng rất nhiều. Tôi đã có nhiều đồ chơi hơn khoảng trống trên chuyến bay Trung Quốc. Tôi đã cố gắng nhét cho thật đầy hộp. Khi tôi đến trạm hải quan tại sân bay Sài Gòn, họ không thể biết được tất cả những đồ vật này nên họ yêu cầu mở những cái hộp ra. Họ nhìn thấy vài cái máy điện thoại di động giữa những đồ chơi và yêu cầu tôi trả phí cho chúng. Nhưng sau đó để tôi đi vì nhận ra đây là những món đồ chơi.

Vào ngày thứ bảy, đồng nghiệp tôi Nghi và Nhi xắp xếp những đồ chơi này lại cho các em. Chúng tôi nhận dạng những cái nào cần bin, những cái mà tua vít bị rớt ra vì chỗ gài bin bị xúc ra. Tôi cố gắng tính toán một chiến lược để phát đủ đồ chơi cho các em để tránh tình trạng không đủ như lần trước. Chiến lược bắt đầu là lấy ngẫu nhiên con số trên các em. Sau đó các em sẽ bước lên và chọn chỉ một món quà cho một lần. Chúng tôi đếm có 126 món quà vì vậy chúng tôi đã in 126 vé.

Khi chúng tôi đến trại mồ côi, chúng tôi được các nữ tu đón tiếp. Các em đang ăn tối. Tôi yêu cầu 1 tua vít để gắn bin. Thật là một sự trùng hộp khá ngẫu nhiên là tất cả các em tham dự trong buổi tồi chủ nhật này vừa đủ 126. Tôi cảm thấy như thể những ngôi sao và mặt trăng được xắp đặt sẵn. Do đó không cần thiết thực hiện sắp xếp một cách hệ thống để các em chọn đồ chơi.

Tôi nhờ Nhi giúp tôi gắn pin vào nhưng trước khi chúng tôi kịp làm xong các em đã ăn tối xong, nôn nóng xem những gì đang nằm trong hộp. Chúng tôi sắp các em đứng thành hàng. Tôi định thay đổi kế hoạch là để các em đến chọn đồ chơi. Nữ tu đề nghị rằng chúng ta hãy phát đồ chơi vì có một số em quá nhỏ. Nghi và bạn tôi Nhật bắt đầu phát những đồ chơi nhỏ cho các em. Chúng tôi có nhiều loại búp bê hành động những chiếc xe hơi có bánh xe. Những loại này thích hộp cho các bé trai nhưng lại có nhiều bé gái hơn. Các em cũng nhận những món đồ chơi này vì tất cả những thứ này có từ cháu trai tôi. Các bé gái dường như không thích thú lắm với những đồ chơi ít màu sắc vì chúng là những đồ chơi dành cho các bé trai. Truyện thiếu nhi và những trò chơi sắp chữ dành cho các em lớn hơn. Mặc dù những quyển truyện này là truyện thiếu nhi, nhưng chúng được viết bằng tiếng Anh nên nó vẫn là những món quà thú vị cho các em. Các em lớn nhất mà tôi đã dạy tiếng Anh thì nhận những món quà còn lại sau khi đã phát cho các em nhỏ.

Sau khi tất cả các đồ chơi được phát hết, Nhi vẫn tiếp tục gắn lại pin vào đồ chơi cho các em. Đồ chơi thích nhất với các em là một chiếc xe hơi điều khiển từ xa màu đỏ và xe quân đội điều khiễn từ xa. Vừa nhìn thấy chiếc xe này, các em đã giành giật lấy nó. Một em nhận được món quà này và tất cả các em khác đều chạy tới giành lấy khi em đó mở chiếc hộp ra xem. Các cô bảo các em dừng lại nhưng đều vô ích. Tôi định lấy lại để gắn pin vào, nhưng những lời nói của tôi cũng vô ích nên tôi đã giật cái hộp đó và giơ lên khỏi tầm tay các em. Sau đó sơ đem cái hộp đó ra khỏi phòng để tôi gắn pin vào

Tôi ngồi vào bàn để cố gắng sửa chiếc xe mà các bé trai đã làm hư nó trong lúc tranh nhau. Bọn chúng kéo tới, kéo lui làm nó rơi xuống đất và bị bể ra nhiều mảnh. Chẳng thể nào sửa được, vì nó bị hư quá rồi. Tôi bắt đầu sửa chiếc xe thể thao màu đỏ . Các cậu bé nan nỉ để cho chúng gắn pin nhưng tôi cố gắng giải thích là do cái tua vít không ăn khớp. Một lúc sau 4 cục bin đã được gắn vào, cái đèn pha được bật lên và các cậu bé chụp lấy chiếc xe ngay. Tôi bảo chúng nên chia nhau chơi nếu không chiếc xe này cũng sẽ bị hư giống chiếc xe tải.

Các em rất nhanh trí, sử dụng được hết tất cả đồ chơi mà tôi cho. Cả bọn chọn nhiều trò chơi khác nhau và điều khiển chúng như những chuyên gia không cần bất cứ sự hướng dẫn nào. Một số đồ chơi không thích hợp với độ tuổi các em vì có một số em quá nhỏ nhưng điều đó dường như không làm cản trở các em.

Trong chuyến viếng thăm đầu tiên, chúng tôi chiếu một bộ phim cho các em xem. Bộ phim này được chiếu trên tường bởi máy chiếu LCD. Các bé đã rất hào hứng để xem bộ phim khác nữa nhưng có một trận bóng đá giữa Việt Nam và Thái Lan mà cả nước đều xem ủng hộ. Đây là một sự kiện thể thao lớn vì tất cả tivi và đài đều được mở để theo dõi. Trận bóng bắt đầu lúc 6 giờ, lúc đó chúng tôi cũng lên kế hoạch chiếu phim của chúng tôi. Các bé lớn thì đang mong đợi xem trận đấu này nên chúng tôi quyết định để lần sau chiếu phim và để các em nhỏ chơi đồ chơi cho đến khi trận bóng đá bắt đầu.

Tôi ngạc nhiên bởi những phản ứng mà tôi nhận được khi ở trại mồ côi. Bọn trẻ chạy đến bên và ôm lấy tôi như thể tôi là một thành viên trong gia đình đã lâu rồi các em không gặp. Các em hòan tòan tin tưởng và khát khao tình yêu thương. Suốt cả buổi, nhiều em luôn ở gần bên tôi để được chụp ảnh cùng. Một bé trai hỏi nhà tôi ở đâu và tôi sống ở đâu. Tôi nói rằng tôi ở Sài Gòn nhưng nhà tôi rất xa. Sau đó em hỏi vậy tôi đi taxi về nhà phải không. Tôi trả lời bằng cách nói rằng tôi đã mất một thời gian dài suốt mấy ngày ngồi trên máy bay để đến đây. Cậu bé liền giải thích với các em khác “anh Sỹ” có một chiếc máy bay và tôi đã bay một mình để đến đây thăm các em. Không muốn để trí tưởng tượng các em thất vọng, tôi cũng góp thêm vào câu chuyện của các em, cứ như đúng là tôi đã bay một mình tới đây vậy.

Khi chúng tôi vào taxi rời khỏi đây thì trời cũng đã tối. Chào tạm biệt các sư cô, chúng tôi làm như không để ý đến bọn trẻ. Dù mới chỉ gặp nhau được ít giờ nhưng cũng đủ khiến tôi cảm thấy gắn bó và không muốn chia tay. Khi chúng tôi cho xe chạy chậm ra khỏi đó, một cậu bé nhìn thấy và hỏi có phải tôi về bây giờ. Hạ cửa kính xuống, tôi chào tạm biệt cậu bé, và hứa sẽ quay lại. Sâu thẳm trong trái tim, tôi ước gì sớm gặp lại bọn trẻ. Dù mới gặp, nhưng vẫn luôn là những cảm giác ấm ấp đó.





Không có nhận xét nào: